Phân tích vân tay để làm gì?

SINH TRẮC VÂN TÂM ĐA TRÍ THÔNG MINH (DMIT) LÀ GÌ?

Tạo hóa ban cho loài người BỘ NÃO nhưng lại không ban kèm cuốn sách “hướng dẫn sử dụng” vì vậy có rất nhiều người đã dành hầu hết thời gian cuộc đời mình để đi tìm bản đồ hướng dẫn cho chính mình hoặc người thân của mình. Ngày nay Khoa học về bộ não phát triển đã đem lại cơ hội “KHÁM PHÁ BẢN THÂN” dành cho người hàng triệu người trên thế giới .khoa học “PHÂN TÍCH CẤU TRÚC VÂN TÂY” nhằm phân tích mối liên kết chặt chẽ giữa vân tay và não bộ mà không có tác động nào đến bộ não của chúng ta. Sinh trắc dấu vân tay hiển thị tiềm năng não và vân tay cùng não bộ tương ứng hình thành trong tuần thai thứ 13 tuần 19 tuần. Kết quả phân tích dựa vào khoa học, y sinh học, sinh trắc học…

1. Phương thức định hướng mục tiêu của 2 thùy não

Chỉ số này cho biết sự phân bổ tế bào trên não bộ của thùy trán và thùy trước trán, từ đó biết được thiên hướng hoạt động của 2 bán cầu não. Đây là chỉ số quyết định bạn thiên về khả năng tư duy logic đi sâu vào nghiên cứu, lập luận chi tiết hay tổng hợp thông tin theo dạng tổng quát.

Chỉ số này còn phản ánh sự nhạy bén, năng động hay thận trọng của một người khi tiếp nhận và ra quyết định xử lý một vấn đề nào đó. 

Nếu thùy trước trán chiếm ưu thế. Quyết định và phong cách của bạn hoàn toàn thuộc phong cách hành động. Tức là khi tiếp nhận một thông tin, bạn thường có xu hướng chỉ tập trung vào mục tiêu và kết quả đạt được. Điều này dẫn đến việc bạn thường suy nghĩ và nhìn nhận vấn đề theo hướng tổng quát, không chú trọng nhiều đến tiểu tiết. Bạn chỉ tập trung vào hành động cụ thể để chứng minh kết quả. 

Người thiên về hành động là người thường có xu hướng bắt tay vào thực hiện ngay khi tiếp nhận một vấn đề nào đó, rất quyết liệt trong cách thức làm việc cũng như việc chinh phục mục tiêu đã định sẵn.

Hạn chế: Dễ đưa ra những quyết định thiếu chính xác, dễ bị cảm xúc nhất thời chi phối dẫn đến hành động thiếu chính xác.

Nếu thùy trán chiếm ưu thế, phong cách của bạn thiên về xu hướng tư duy. Bạn rất thận trọng, suy nghĩ kỹ trước khi đưa ra quyết định. Bạn rất giỏi phân tích, lập luận, rất thích suy nghĩ và có trí tưởng tượng phong phú. 

Bạn thường suy xét nhiều khía cạnh của vấn đề, lên kế hoạch cụ thể, chi tiết bài bản rồi mới tiến hành bắt tay vào làm. Bạn quan tâm rất nhiều đến cách thức, hay có xu hướng muốn tìm hiểu “Như thế nào…?” 

Hạn chế: Nếu là người quá thiên về hướng tư duy, người đó có thể không nắm bắt kịp thời những cơ hội đưa đến trong cuộc sống của mình.

Độ lệch giữa hàng động và tư duy nếu thấp hơn 10% người đó được xem là cân bằng giữa hành động và tư duy. Nếu mức lệch cao hơn 10% thì bạn nên có phương hướng rèn luyện để cân bằng giữa hành động và tư duy nhằm cân bằng giữa khả năng ra quyết định, hành động nhanh chóng và khả năng suy luận, phân tích, nhận định vấn đề để có được những quyết định chuẩn xác.

2. TFRC (Total Fingerprint Ridge Count) – Khả năng học tập bẩm sinh.

Thông qua việc đếm số lượng tế bào thần kinh ở tầng vỏ não, chỉ số này phản ánh khả năng tiếp thu kiến thức và giúp bạn xác định phương thức học tập, chuyên ngành phù hợp với khả năng. Ngoài ra, chỉ số này còn thể hiện khả năng làm việc của người trưởng thành.

Nếu bạn thuộc nhóm TFRC > 100 đồng nghĩa với khả năng học tập tiếp thu kiến thức của bạn tương đối tốt. Bạn có thể đầu tư thời gian và công sức để học chuyên sâu vào một lĩnh vực nào đó để phát triển tối đa khả năng trong lĩnh vực đó. Khả năng chịu áp lực công việc, làm cùng lúc nhiều việc của bạn cũng cao.

Nếu bạn thuộc nhóm TFRC < 100, khả năng học tập và làm việc của bạn thuộc nhóm vừa phải. Điều này không có nghĩa rằng bạn không thể đạt được những thành tựu trong học tập và sự nghiệp. Chỉ số này chỉ nói với bạn rằng bạn nên có phương pháp học tập, làm việc phù hợp với khả năng của mình.

Người có chỉ số TFRC < 100 nên chia nhỏ bài học ra thành nhiều chủ đề nhỏ để học từng phần. Sau khi nắm kỹ những nội dung đã học, nên thực hành lại nhiều lần sau đó mới học qua nội dung khác. Về công việc, nên lập ra kế hoạch làm việc cụ thể và thời gian thực thi từng công việc. Sau đó nên làm từng việc một, làm xong việc này mới làm qua việc khác. Người có chỉ số TFRC < 100 nếu học tập, làm việc đúng cách vẫn có thể đạt được kết quả cao.

3. Trang phân tích tính cách

Việc thấu hiểu tính cách của bản thân giúp anh chị có hướng rèn luyện phù hợp để đạt được những mục tiêu mong muốn trong nghề nghiệp và trong giao tiếp cộng đồng. Đối với trẻ em, hiểu tính cách bẩm sinh giúp cha mẹ có phương hướng giáo dục tốt hơn, hiệu quả hơn

4. 04 chỉ số cơ bản EQ (chỉ số cảm xúc), IQ (chỉ số thông minh), AQ (chỉ số vượt khó), CQ (chỉ số sáng tạo)

Người có chỉ số EQ cao thường quản lý cảm xúc cá nhân của mình rất tốt và khả năng thấu hiểu cảm xúc của người khác cũng rất nhạy bén. Người có EQ cao thích hợp để làm những công việc thiên về giao tiếp, hướng ngoại.

Người có chỉ số IQ cao có khả năng lập luận, suy luận, logic và phân tích vấn đề tốt. Người có chỉ số IQ cao thích hợp để làm những công việc thiên về tính toán, thống kê, suy luận phân tích dữ liệu.

Người có chỉ số AQ cao rất thích hợp để gầy dựng bởi người này có khả năng xoay sở tốt trong những hoàn cảnh khó khăn, luôn kiên trì với mục tiêu đã định và khả năng thích ứng với hoàn cảnh cũng tốt.

Người có chỉ số sáng tạo CQ cao thường là người nổi bật trong một tập thể bởi những ý tưởng độc đáo, mới lạ. Người này thích hợp làm những công việc thuộc về nghệ thuật, thẩm mỹ.

5. Thuyết đa thông minh với 08 Loại hình thông minh (Thông minh toán học, thông minh ngôn ngữ, thông minh tương tác, thông minh nội tâm, thông minh vận động, thông minh thiên nhiên, thông minh thị giác, thông minh âm nhạc).

Đối với người trưởng thành, 08 loại hình thông minh giúp định hướng, hướng nghiệp đúng đắn hơn.  8 loại hình thông minh này sẽ giúp chúng ta xác định định môn học, lĩnh vực sở trường để đầu tư phát huy tối đa và rèn luyện nhiều hơn ở những môn học, lĩnh vực nào không phải là thế mạnh

1) Thông minh toán học: thể hiện khả năng tính toán, tư duy, suy luận logic và độ nhạy với những con số, phép tính.

Nghề nghiệp phù hợp: Kỹ sư máy tính, lập trình viên, kế toán, ngành nghề thuộc lĩnh vực tài chính, thống kê, phân tích dữ liệu, chứng khoán, kiểm toán

2) Thông minh âm nhạc: tương ứng với nhịp điệu, khả năng cảm thụ âm nhạc và độ nhạy trong lắng nghe. 

Nghề nghiệp phù hợp: ca sĩ, nhạc công, vũ công. Đặc biệt, vì chức năng thính giác và độ nhạy trong lắng nghe cao nên người có trí thông minh âm nhạc cao thường học ngoại ngữ rất tốt do khả năng nghe tốt. 

3) Thông minh tương tác: thể hiện khả năng tương tác, giao tiếp hiệu quả với mọi người. Họ là những người hướng ngoại, nhạy cảm với tâm trạng, cảm xúc, tính khí và dễ dàng thông cảm với người khác.

Nghề nghiệp phù hợp: Giáo viên, nhà lãnh đạo (Các chủ tịch và giám đốc điều hành), trọng tài, người dẫn chương trình, nhà chính trị, PR, nhân viên chăm sóc khách hàng, người bán hàng. 

4) Thông minh ngôn ngữ: tương ứng với khả năng sử dụng ngôn ngữ để viết hoặc nói một cách linh hoạt, diễn đạt trôi chảy, khéo léo khiến người đối diện dễ dàng tiếp nhận. 

Nghề nghiệp phù hợp: Giáo viên, trọng tài, nhà tổ chức, nhà xã hội học, người dẫn chương trình, nhà chính trị, PR, nhân viên chăm sóc khách hàng, người bán hàng.

5) Thông minh nội tâm: tương ứng với việc biết suy nghĩ, nhận định, đánh giá đúng bản chất của sự việc.Họ nhận thức cao và có khả năng thấu hiểu cảm xúc, động cơ, mục tiêu của chính mình. Họ thường dành thời gian suy nghĩ, chiêm nghiệm về những triết lý trong cuộc sống.

Nghề nghiệp phù hợp: Nhà trị liệu tâm lý học, nhà nghiên cứu tiềm năng con người, lãnh đạo tôn giáo (mục sư, thầy tu…), nhân viên tuyên truyền xã hội, huấn luyện viên, chuyên gia về sức khỏe tinh thần.

6) Thông minh thị giác: tương ứng với khả năng cảm nhận không gian. Người có trí thông minh thị giác cao rất giỏi hình dung và thao tác bằng tay trên vật thể. Họ cũng có trí nhờ trực quan về hình ảnh tốt, có khả năng phán đoán phương hướng, phối hợp giữa tay và mắt tốt

Nghề nghiệp phù hợp: Trang trí và thiết kế nội thất, thiết kế đồ họa, họa sĩ, nhiếp ảnh gia, kiến trúc sư, phi công, nhà điêu khắc, bác sĩ phẫu thuật, nhà thiết kế thời trang…

7) Thông minh vận động: tương ứng với phối hợp vận động, hoạt động thể chất và cơ thể. Những người này thường giỏi hoạt động thể chất như thể thao, khiêu vũ và các hoạt động vận động. Khả năng vận động đòi hỏi các kỹ năng và sự khéo léo phối hợp các cơ nhỏ cần thiết cho khiêu vũ, điền kinh, phẫu thuật, nghề làm thủ công… 

Nghề nghiệp phù hợp: Vận động viên, nhà vật lý trị liệu, người mẫu, biên đạo múa, diễn viên múa, họa sĩ, diễn viên, thợ thủ công, nghệ sĩ xiếc, bác sĩ, giáo viên thể dục, huấn luyện viên thể thao, quân nhân.

8) Thông minh thiên nhiên: là sự am hiểu về thế giới tự nhiên như cây cối, động vật, nhận biết và phân loại chúng. Trí thông minh này thường đại diện cho sự nhạy bén trong việc quan sát môi trường xunh quanh có khả năng phân loại, quan sát, lắng nghe, ngửi, nếm, sờ… yêu thích quan sát sự thay đổi của thiên nhiên và kết nối với tự nhiên.

Nghề nghiệp phù hợp: Nhà nghiên cứu địa chất, nhà động thực vật học, bác sỹ, dược sỹ, đầu bếp, kỹ sư hóa học.

Tham gia bình luận:

0937182853
Lịch khai giảng Liên hệ Đăng ký học thử